Trình tin nhắn tức thời: kết nối thế giới qua bàn phím
Yahoo Messenger, Skype, Windows Live Messenger hay các trình tin nhắn khác đã quá quen thuộc trong đời sống của cư dân mạng. Chúng len lỏi vào trong đời sống và công việc mỗi ngày mà không rõ xuất xứ hay quá trình hình thành như thế nào.
Trình tin nhắn tức thời đã thay đổi cách thức mà con người ta liên lạc trong thế giới hiện đại |
Từ khi ra đời lần đầu tiên vào năm 1996, những chương trình IM, mà người dùng Việt Nam quen gọi là chương trình chat, đã chứng minh được tính hữu ích của mình, và từ đó không ngừng phát triển trong chặng đường dài 15 năm. Hãy cùng Nhịp Sống Số điểm lại lịch sử của ứng dụng được sử dụng bởi hầu hết cư dân mạng này.
Khi email vẫn là chưa đủ
Có trên Nhịp Sống Số ----------------------------->> 8 tùy chỉnh cho Yahoo! Messenger----------------------------->> Yahoo messenger 2.0 cho iPhone: nhiều cải tiến hữu dụng----------------------------->> Windows Live Essentials 2011 chính thức ra mắt |
Với tất cả những tính đăng độc đáo và tiện dụng mà email sở hữu, nhiều người cho rằng có lẽ con người đã đạt đến đích cuối cùng trong cuộc đua vượt qua những trở ngại của không gian và thời gian trong giao tiếp, mà xuất phát điểm là điện tín hay điện thoại vào nhiều thế kỷ trước. Nhưng một số người không nghĩ thế. Họ nhận thấy rằng email vẫn chưa đủ nhanh: người gửi vẫn sẽ phải chờ một thời gian đến khi nhận được reply (trả lời) của người nhận, nếu người này không online (trực tuyến) lúc email được gửi đi; hay nếu đó là một cuộc trao đổi dài, với nhiều email được gửi đi thì người dùng phải thực hiện quá nhiều thao tác (soạn thư, gửi, nhận) được lặp đi lặp lại cho mỗi thông điệp được gửi đi. Và đó chính là lý do để một phương tiện thông tin liên lạc trên nền Internet mới, nhanh hơn, tiện lợi hơn email, xuất hiện, với tên gọi Trình nhắn tin tức thời – Instant messaging (IM).
Những chương trình IM đầu tiên
Người dùng internet ngày ngay đã quá quen thuộc với cơ chế hoạt động chung của các trình IM, mà điển hình là Y!M, Skype hay ICQ. Một chương trình IM cơ bản sẽ bao gồm một danh sách các đối tượng mà người dùng muốn tương tác, với tên gọi thường là Buddy list, Contact list hay Friendlist. Người dùng có thể trực tiếp trao đổi thông tin nhanh chóng với một người dùng khác trong Buddy list của mình nếu cả hai cùng trực tuyến, hoặc có thể để lại tin nhắn (offline message).
Windows Live Messenger mới đã có thể liên thông với Yahoo Messenger và cập nhật tin Facebook, MySpace |
Phương thức trao đổi thông tin cũng rất đơn giản, người dùng sẽ gửi và nhận các tin nhắn hay thông điệp của mình trên một cửa sổ chương trình chung, được hiển thị trên cả hai màn hình của mình và người mình tương tác. Tốc độ gửi và nhận tin, dĩ nhiên, là ngay lập tức – đúng với tên gọi “tức thời” của các chương trình này.
Tháng 11-2010, Yahoo! cho ra mắt phiên bản beta thứ 11 của trình nhắn tin tức thời (IM - instant messaging) nổi tiếng Yahoo!Messenger (Y!M) của mình. Trước đó một tháng, Skype cũng công bố Skype 5.0 – chương trình điện thoại internet phổ biến nhất hiện nay. Trong thời điểm mà người ta có thể chat ngay trên các mạng xã hội (như Facebook) hay từ hộp mail của mình (Gmail), thì những chương trình IM độc lập như Y!M và Skype vẫn không ngừng cải tiến. |
Với nguyên lý cơ bản: IM chính là một chat-room chỉ dành cho 2 người, các chương trình IM đã bắt đầu xuất hiện trên Internet vào tháng 11-1996, bằng sự kiện hãng Mirabilis cho ra mắt ICQ – một chương trình nhắn tin tức thời miễn phí. ICQ là từ viết tắt của “I seek you – tôi tìm bạn”, sử dụng một ứng dụng gọi là client (máy con) được cài đặt trên máy tính của người dùng. Client sẽ kết nối với server (máy chủ) của ICQ khi người dùng chạy client và kết nối với Internet.
Năm 1997, công ty được xem như tiên phong trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến – AOL cũng cho ra mắt chat-room và phần mềm IM của mình – AOL Instant messaging, hay AIM. Hãng này sau đó đã mua lại Mirabilis và ICQ vào tháng 6-1998, và tiếp tục hoàn thiện AIM, nhanh chóng dẫn đầu thị trường IM và khiến AIM trở thành chuẩn cơ bản cho các trình IM của các đối thủ khác sau này.
Các đối thủ của AIM xuất hiện không lâu sau đó. Đầu tiên là MSN Messenger (hiện nay là Windows Live Messgenger), rồi đến Yahoo! Messenger và gần đây là Google Talk. Thị trường tin nhắn tức thời bắt đầu chật chội và mỗi chương trình đều không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu sử dụng IM ngày càng tăng cao của cộng đồng người dùng Internet. Một nghiên cứu của comScore vào năm 2006 cho thấy tỉ lệ cư dân mạng toàn cầu có sử dụng IM lên đến 50%.
IM ngày nay: liên thông và đa nền tảng
Giai đoạn đầu, khi các hãng IM vẫn còn trong giai đoạn cạnh tranh giành thị phần, mỗi phần mềm IM đều có giao thức (protocol) riêng, khiến người dùng chỉ có thể giao tiếp với người dùng cùng mạng (network) và cài cùng phần mềm như mình. Cho đến tận năm 2000, người dùng IM không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cài đặt nhiều chương trình IM khác nhau để có thể giữ liên lạc được với bạn bè ở các network khác nhau. Tiêu biểu, một người dùng sẽ cài AIM để kết nối với bạn bè trong mạng AOL, cài thêm Yahoo!Messenger để liên lạc với người dùng Yahoo!Mail, và sau này là thêm Google Talk để kết nối với người dùng Gmail.
Sự xâm lấn của chức năng tin nhắn tích hợp trong mạng xã hội đang đe dọa các trình tin nhắn tức thời |
Trước sự bất tiện đó, một phần mềm tin nhắn tức thời đa giao thức (multi-protocol IM) với tên gọi Jabber đã ra đời.
Đúng với tên gọi đa giao thức của mình, Jabber đóng vai trò như một cổng kết nối, tích hợp nhiều giao thức IM lại với nhau để người dùng có thể truy cập vào nhiều client IM khác nhau cùng một lúc. Bằng cách đó, người dùng Jabber có thể chat với bạn bè trên AIM, Yahoo! và MSN chỉ với một ứng dụng duy nhất. Một số chương trình đa giao thức khác là Pidgin, Trillan, Adium và Miranda.
Năm 2006, Microsoft với dịch vụ Window Live đã cùng bắt tay với Yahoo!, cho phép người dùng IM của 2 hãng này có thể giao tiếp với nhau trên cùng 1 nền tảng ứng dụng IM.
Ngoài ra còn có các chương trình IM chạy trên nền web, như Meeboo và eBuddy. Người dùng trực tiếp truy cập vào trang chủ, đăng nhập tài khoản IM, và bắt đầu chat vì chương trình này không đòi hỏi cài đặt bất cứ ứng dụng nào trên máy tính. Ngày nay, eBuddy và một số ứng dụng khác còn cung cấp phiên bản chạy trên nền điện thoại di động, giúp người dùng có thể giao tiếp IM mọi lúc mọi nơi.
Với những gì đang thể hiện, tương lai của các trình IM vẫn rất tươi sáng. Các tính năng của IM vẫn luôn được cải tiến hằng ngày, và lợi ích của chúng thì không cần phải bàn. Người dùng ngày nay có thể sử dụng các tính năng hữu ích, hiện đại như chia sẻ file, nhạc, video hay đảm nhận luôn cả tính năng chat voice hoặc video call với cái chương trình IM phiên bản mới nhất. Với IM, những cuộc trò chuyện nhanh chóng hay gọi điện xuyên quốc gia không còn là chuyện khó khăn. IM giúp mọi người luôn luôn được kết nối, bất kể khoảng cách địa lý xa xôi.
Và sẽ thật không quá lời khi nói với những ai chưa sử dụng các chương trình IM rằng họ đã bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm thế giới giao tiếp hiện đại và nhanh chóng nhất hiện nay.
LƯƠNG NGUYỄN
Sưu tầm bởi : www.meovatcuocsong.blogspot.com
Posted in
PHẦN MỀM
Bài viết liên quan
Nếu bạn thích bài này thì hãy điền email để nhận bài đăng mới.
BÀI ĐĂNG NỔI BẬT
-
Hướng dẫn nuôi cá rồng - Arowana Theo văn hóa Trung Quốc, nuôi cá rồng đỏ trong nhà sẽ mang lại sự may mắn và thịnh vượng, chính vì thế m...
-
Nhiều người dùng vì ham rẻ mà mua nhầm iPhone 4 nhái . Loạt ảnh dưới đây giúp bạn so sánh iPhone 4 thật và giả. Hộp đựng điện thoại iPhone...
-
Đây là website chính thức do mr.Đông phát hiện ra http://www.pearsonlongman.com/newcuttingedge/ New Cutting Edge Elementary Student...
Bình luận
Nhãn
AFRICA
(1)
CÔNG NGHỆ
(15)
HỌC TIẾNG ANH
(11)
karaoke
(7)
kế toán
(1)
KINH DOANH
(2)
KỸ NĂNG
(6)
m
(3)
MẸO CHỮA BỆNH
(14)
MẸO VẶT BLOGGER
(100)
MẸO VẶT GIA ĐÌNH
(5)
MẸO VẶT GIAO TIẾP
(12)
MẸO VẶT HỌC HÀNH
(10)
MẸO VẶT KINH DOANH
(30)
MẸO VẶT LÀM ĐẸP
(57)
MẸO VẶT MÁY TÍNH
(49)
MẸO VẶT NẤU NGON
(41)
MẸO VẶT THÀNH CÔNG
(1)
MẸO VẶT TỔNG HỢP
(39)
PHẦN MỀM
(64)
Sức khỏe bà bầu
(6)
TEMPLATE
(72)
THỜI TRANG
(1)
THỦ THUẬT
(14)
TIN TỨC
(224)
TÌNH YÊU-GIỚI TÍNH
(7)
tiq
(1)
VIDEO HÀI
(1)
windows
(3)
Xem phim
(1)
0 nhận xét cho bài đăng này
Hãy để lại nhận xét nếu bạn thích bài đăng này