Home » MẸO VẶT HỌC HÀNH »
11 mẹo nhỏ giúp bạn có kết quả học tập tốt hơn !
Có bao giờ bạn tự hỏi : “ Tại sao cùng trong 1 môi trường học tập, điều kiện học tập như nhau, thậm chí, bạn còn “điều kiện” hơn nhiều người nhưng kết quả học tập của bạn lại không được như mong đợi? ”. Điều này có thể lí giải được, đó có thể, một phần, do bạn đã chưa chọn cho mình một phương pháp học tập đúng đắn! Hãy đọc kĩ những mẹo nhỏ dưới đây để tìm lời giải cho vấn đề.
Ảnh minh họa
1. Trước tiên, bạn phải biết không gian học tập nào là hợp với bạn. Đối với 1 số người, nơi họ ngồi học phải hoàn toàn yên tĩnh và nếu có thể, là được ở 1 mình. Nhưng với 1 số người khác, họ có thể học khi có tiếng nhạc,thậm chí ti vi xung quanh, hoặc họ thích được học theo nhóm.
2. Hãy học khi bạn thực sự tỉnh táo. Nếu bạn học lúc đang buồn ngủ, hoặc tệ hại hơn, khi thiếu ngủ, bạn sẽ chẳng học gì được nhiều trong tình trạng như vậy. Những người thiếu ngủ thường bỏ sót những chi tiết quan trọng và có mức độ đọc hiểu bao quát kém hơn. Điều này có nghĩa, 1 đêm trắng trước kì thi cuối kì sẽ không chỉ không giúp bạn làm bài tốt hơn mà còn có thể “giúp” bạn nhận lấy điểm kém chỉ vì bạn đã quá mệt mỏi trong lúc làm bài thi.
3. Thỉnh thoảng bạn cũng phải nghỉ ngơi 1 chút trong khi học. Học 1 mạch sẽ không thể khiến bạn ghi nhớ được ngay lập tức những gì vừa học do có quá nhiều thông tin. Bất cứ khi nào bạn thấy mệt hoặc mất tập trung, nhớ đứng dậy, đi dạo, nhấm nhách 1 chút đồ ăn vặt hoặc nói chuyện với 1 vài người bạn trong khoảng 30p hoặc hơn 1 chút. Khi đã thấy thoải mái hơn, hãy quay lại bàn học.
4. Tập thói quen viết 1 vài ghi chú. Bạn không thể nhớ được tất cả những gì bạn đã đọc, vì vậy, hãy viết về nó. Hãy viết về những ý tưởng, thuật ngữ hoặc định nghĩa mà bạn vừa đọc được. Sau đó xem lại và kiểm tra xem bạn đã nhớ chưa, nếu vẫn chưa, hãy đánh dấu “ highlight ” và tiếp tục xem lại.Ghi lại 1 danh sách những thuật ngữ mà bạn thấy khó nhớ để có thể tham khảo khi cần.
5. Diễn đạt lại các khái niệm theo ý hiểu của bản thân. Nếu bạn gặp 1 khái niệm khó, hãy viết nó ra và nghĩ về nó, sau đó, viết 1 đoạn văn, liên kết nó với những khái niệm khác trong đoạn này. Điều này sẽ giúp bạn thực sự nghĩ về vấn đề thay vì chỉ đọc được những gì ghi trong sách, đồng thời bạn cũng phải hiểu nó có liên quan thế nào với phần còn lại của cuốn sách.
6. Đừng để nước đến chân mới nhảy! Khi bạn sắp có 1 bài kiểm tra quan trọng, hãy bắt đầu học trước, ít nhất, 1 tuần. Bạn nên chia bài vở ra thành những phần nhỏ và nhớ để dành 1 đêm trước hôm kiểm tra để xem nhanh lại mọi thứ.
7. Chỉ cần đánh dấu những từ hoặc khái niệm lớn,quan trọng để chúng thực sự trở nên nổi bật trước mắt bạn. Bạn, thậm chí có thể phân loại màu đánh dấu,ví dụ : dùng màu vàng cho các thuật ngữ quan trọng, cam cho các ý lớn. Có người cảm thấy sẽ học tốt hơn nếu nhìn thấy những văn bản có nền màu cam hoặc xanh và khó chịu với màu trắng. Nếu bạn cũng vậy, còn chờ gì mà không chọn cho mình 1 chiếc bút dấu có màu yêu thích?!
8. Học trước lúc đi ngủ. Đặc biệt nếu bạn là sinh viên đại học, những người có thường có thói quen học về đêm,tất nhiên, không phải học khi đã quá muộn và bạn cảm thấy quá mệt, không thể tập trung được nữa. Việc học trước lúc đi ngủ khoảng 1h sẽ giúp bạn ghi nhớ bài học tốt hơn và có thể còn mơ thấy chúng. Bạn cũng có thể xem lại các ghi chú vài phút trước khi chìm vào giấc ngủ.
9. Sắp xếp góc học tập thật gọn gàng. Hãy chắc rằng bạn luôn biết thứ bạn cần nằm ở đâu, vào bất cứ lúc nào. Bởi vì trong lúc học, việc phải bới tung đống đồ để tìm 1 cái bút chì, thước kẻ có thể sẽ khiến bạn mất tập trung vào công việc chính, ngược lại, bạn sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều.
10. Đừng học quá kĩ. Nghe có vẻ hơi “phi lí” nhưng khi bạn đã hiểu rõ 1 vấn đề, nên chuyển sang phần khác. Nếu bạn tiếp tục nghiên cứu về nó, bạn sẽ chuyển sang nghi ngờ chính những gì mình đã “lĩnh hội” được và đầu óc sẽ trở nên rối loạn. Hãy nghỉ ngơi và đừng nghĩ về nó 1 lúc. Bạn cần biết mình cần bao nhiêu thời gian cho một môn học, đừng cố gắng học nhiều hơn mức cần thiết.
11. Học theo 1 cách có tổ chức. Đừng học theo kiểu ngẫu hứng, chán môn này lại chuyển sang môn khác. Nên học kiểu “cuốn chiếu” và giữ những gì bạn đang học được tách bạch để chúng không nhảy loạn lên trong óc bạn. Sau khi nghỉ giải lao, việc chuyển từ môn Toán khô cứng sang môn ngoại ngữ sẽ tốt hơn là tiếp tục “cày xới” thêm vài bài toán “hóc búa” khác cũng là 1 ý tưởng rất hay bởi vì sau khi xem xét vài ghi chú về bài tập tiếng, bạn lại có thể quay trở lại làm toán v..v…Làm như thế bạn sẽ không cảm thấy quá kiệt sức và có khi, trở nên không chắc chắn về những gì bạn đang làm.
Nếu bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ này,bạn sẽ cảm thấy cực kì bất ngờ khi nhìn bảng điểm của mình đấy!
Hải Vân ( Theo Essortment)
Posted in
MẸO VẶT HỌC HÀNH
Bài viết liên quan
Nếu bạn thích bài này thì hãy điền email để nhận bài đăng mới.
BÀI ĐĂNG NỔI BẬT
-
Hướng dẫn nuôi cá rồng - Arowana Theo văn hóa Trung Quốc, nuôi cá rồng đỏ trong nhà sẽ mang lại sự may mắn và thịnh vượng, chính vì thế m...
-
Nhiều người dùng vì ham rẻ mà mua nhầm iPhone 4 nhái . Loạt ảnh dưới đây giúp bạn so sánh iPhone 4 thật và giả. Hộp đựng điện thoại iPhone...
-
Đây là website chính thức do mr.Đông phát hiện ra http://www.pearsonlongman.com/newcuttingedge/ New Cutting Edge Elementary Student...
Bình luận
Nhãn
AFRICA
(1)
CÔNG NGHỆ
(15)
HỌC TIẾNG ANH
(11)
karaoke
(7)
kế toán
(1)
KINH DOANH
(2)
KỸ NĂNG
(6)
m
(3)
MẸO CHỮA BỆNH
(14)
MẸO VẶT BLOGGER
(100)
MẸO VẶT GIA ĐÌNH
(5)
MẸO VẶT GIAO TIẾP
(12)
MẸO VẶT HỌC HÀNH
(10)
MẸO VẶT KINH DOANH
(30)
MẸO VẶT LÀM ĐẸP
(57)
MẸO VẶT MÁY TÍNH
(49)
MẸO VẶT NẤU NGON
(41)
MẸO VẶT THÀNH CÔNG
(1)
MẸO VẶT TỔNG HỢP
(39)
PHẦN MỀM
(64)
Sức khỏe bà bầu
(6)
TEMPLATE
(72)
THỜI TRANG
(1)
THỦ THUẬT
(14)
TIN TỨC
(224)
TÌNH YÊU-GIỚI TÍNH
(7)
tiq
(1)
VIDEO HÀI
(1)
windows
(3)
Xem phim
(1)
0 nhận xét cho bài đăng này
Hãy để lại nhận xét nếu bạn thích bài đăng này