Home » MẸO VẶT NẤU NGON »
Thèm bữa cơm gia đình sum vầy
Mỗi bữa cơm cả gia đình quây quần bên nhau là một lần sợi dây yêu thương thêm gắn kết. Đó là tình cảm rất thiêng liêng và gần gũi. Vì vậy, hãy trân trọng những phút giây được sum vầy và thưởng thức món ngon khi cả nhà cùng “xắn tay vào bếp”.
Hè đến là lúc con cái được nghỉ học, là thời gian để cả gia đình quây quần bên nhau nhiều hơn. Những bữa cơm gia đình được chuẩn bị chu đáo vì có “con mẹ phụ rồi”. Có niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn khi được cùng mẹ nấu ăn! Những niềm vui nho nhỏ, bình dị như vậy thôi sẽ thắt chặt thêm tình cảm gia đình.
Ai đã từng xa nhà, chắc hẳn không dưới một lần thèm bữa cơm mẹ nấu. Thèm cái bình dị giản đơn, thèm được một lần gắp thức ăn cho mẹ. Với mỗi gia đình người Việt, bữa cơm sum vầy với tiếng cười nói của trẻ nhỏ, câu hỏi thăm của bố mẹ sau một ngày làm việc học tập đã thành cái nề, cái nếp bao đời rồi. Ngày nay, thế hệ trẻ bận rộn hơn, cuộc sống cũng vồn vã hơn nhưng không vì thế mà quên đi bữa cơm gia đình. Gia đình tôi có 3 thế hệ sống cùng với nhau. Nhiều lúc cũng có quan điểm không đồng nhất vì mỗi thời mỗi khác nhưng tôi và các em của mình rất thích không khí của bàn ăn đông người. Hằng ngày, mẹ luôn là “diễn viên chính và diễn viên phụ” trong các bữa ăn, nhưng vào dịp hè thì 3 chị em tôi “đóng” giúp mẹ vai phụ. Tôi lớn nhất thì dậy sớm cùng mẹ đi chợ, 2 nhóc nhỏ phụ nhặt rau… Căn bếp mỗi ngày rộng thênh thang nhưng hè lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười nói, tíu tít với những câu chuyện trên trời dưới biển của mấy mẹ con. Bà nội thỉnh thoảng cũng xuống góp vui, chỉ cho tôi cách têm trầu cau nữa…
Ăn một bữa cơm, đơn giản và nhanh gọn tại tiệm, hầu hết những người trẻ hiện nay đã quen với điều này. Vì cuộc sống thay đổi nên con người cũng phải thay đổi để thích nghi. Nhưng thay đổi không có nghĩa là vứt bỏ văn hóa truyền thống để đón nhận sự hiện đại. Vì sẽ không có tiện nghi nào sánh được với sự ân cần và yêu thương của mẹ, sự bao bọc chở che của gia đình. Mỗi bữa cơm được nói chuyện với bố mẹ, ông bà là niềm vui không có gì thay thế được.
Gỏi bầu tôm đất
Nguyên liệu
Tôm đất: 500g
Bầu: 1kg
100g cà rốt, 100g rau răm, 100g rau húng lủi, 20g đậu phộng rang, 1 thìa cà phê tỏi băm, 2 trái ớt sừng, 2 thìa súp rượu trắng
Nước trộn gỏi: 2 thìa súp nước cốt chanh, 2 thìa súp đường, 2 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp tương ớt, trộn tất cả cho tan đều
Ai đã từng xa nhà, chắc hẳn không dưới một lần thèm bữa cơm mẹ nấu. Thèm cái bình dị giản đơn, thèm được một lần gắp thức ăn cho mẹ. Với mỗi gia đình người Việt, bữa cơm sum vầy với tiếng cười nói của trẻ nhỏ, câu hỏi thăm của bố mẹ sau một ngày làm việc học tập đã thành cái nề, cái nếp bao đời rồi. Ngày nay, thế hệ trẻ bận rộn hơn, cuộc sống cũng vồn vã hơn nhưng không vì thế mà quên đi bữa cơm gia đình. Gia đình tôi có 3 thế hệ sống cùng với nhau. Nhiều lúc cũng có quan điểm không đồng nhất vì mỗi thời mỗi khác nhưng tôi và các em của mình rất thích không khí của bàn ăn đông người. Hằng ngày, mẹ luôn là “diễn viên chính và diễn viên phụ” trong các bữa ăn, nhưng vào dịp hè thì 3 chị em tôi “đóng” giúp mẹ vai phụ. Tôi lớn nhất thì dậy sớm cùng mẹ đi chợ, 2 nhóc nhỏ phụ nhặt rau… Căn bếp mỗi ngày rộng thênh thang nhưng hè lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười nói, tíu tít với những câu chuyện trên trời dưới biển của mấy mẹ con. Bà nội thỉnh thoảng cũng xuống góp vui, chỉ cho tôi cách têm trầu cau nữa…
Ăn một bữa cơm, đơn giản và nhanh gọn tại tiệm, hầu hết những người trẻ hiện nay đã quen với điều này. Vì cuộc sống thay đổi nên con người cũng phải thay đổi để thích nghi. Nhưng thay đổi không có nghĩa là vứt bỏ văn hóa truyền thống để đón nhận sự hiện đại. Vì sẽ không có tiện nghi nào sánh được với sự ân cần và yêu thương của mẹ, sự bao bọc chở che của gia đình. Mỗi bữa cơm được nói chuyện với bố mẹ, ông bà là niềm vui không có gì thay thế được.
Gỏi bầu tôm đất
Nguyên liệu
Tôm đất: 500g
Bầu: 1kg
100g cà rốt, 100g rau răm, 100g rau húng lủi, 20g đậu phộng rang, 1 thìa cà phê tỏi băm, 2 trái ớt sừng, 2 thìa súp rượu trắng
Nước trộn gỏi: 2 thìa súp nước cốt chanh, 2 thìa súp đường, 2 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp tương ớt, trộn tất cả cho tan đều
Cách làm
- Tôm rửa sạch, ướp với rượu trắng khoảng 5 phút. Luộc chín tôm, vớt ra, lột vỏ, bỏ đầu chừa đuôi.
- Bầu gọt vỏ, bỏ hột, bào mỏng. Cà rốt cắt mỏng. Rau răm cắt nhỏ. Ớt sừng cắt lát mỏng
- Trộn đều bầu, cà rốt, tôm với 2 thìa súp nước mắm gỏi sau đó cho húng lủi, rau răm, ớt, đậu phộng vào trộn nhẹ tay. Phần nước mắm còn lại cho tỏi và ớt băm vào để chấm kèm.
Cá lóc nướng lá lốt
Nguyên liệu:
Phi lê cá lóc: 500g
Lá lốt: 300g
1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê hành tím băm, 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê ớt băm, 2 thìa súp mắm nêm pha sẵn, 50g hành lá
- Tôm rửa sạch, ướp với rượu trắng khoảng 5 phút. Luộc chín tôm, vớt ra, lột vỏ, bỏ đầu chừa đuôi.
- Bầu gọt vỏ, bỏ hột, bào mỏng. Cà rốt cắt mỏng. Rau răm cắt nhỏ. Ớt sừng cắt lát mỏng
- Trộn đều bầu, cà rốt, tôm với 2 thìa súp nước mắm gỏi sau đó cho húng lủi, rau răm, ớt, đậu phộng vào trộn nhẹ tay. Phần nước mắm còn lại cho tỏi và ớt băm vào để chấm kèm.
Cá lóc nướng lá lốt
Nguyên liệu:
Phi lê cá lóc: 500g
Lá lốt: 300g
1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê hành tím băm, 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê ớt băm, 2 thìa súp mắm nêm pha sẵn, 50g hành lá
Cách làm
- Cá lóc rửa sạch, cắt miếng dài 3cm, ngang 1cm. Ướp cá với hạt nêm, đường, hành băm, tỏi băm, để khoảng 10 phút cho cá thấm gia vị
- Lá lốt rửa sạch để ráo. Hành lá cắt khúc dài 3cm
- Trải từng lá lốt ra, đặt miếng phi lê cá và 1 khúc hành lên, cuộn chặt lại, xiên vào que. Khi nướng không nên để than cháy quá to, lật đều tay để cá không bị cháy
- Mắm nêm cho thêm chanh, đường, ớt, tỏi vào khuấy đều. Dọn cá ra đĩa, chấm kèm mắm nêm.
Canh tập tàng
Nguyên liệu
Tôm thẻ: 200g
Đọt bình bát: 100g
100g đọt chùm bao, 100g đọt chùm ruột, 100g rau dền, 100g mồng tơi, 100g bồ ngót, 100g măng tươi, 1 thìa súp hành tím băm; hạt nêm, dầu ăn, muối, tiêu
- Cá lóc rửa sạch, cắt miếng dài 3cm, ngang 1cm. Ướp cá với hạt nêm, đường, hành băm, tỏi băm, để khoảng 10 phút cho cá thấm gia vị
- Lá lốt rửa sạch để ráo. Hành lá cắt khúc dài 3cm
- Trải từng lá lốt ra, đặt miếng phi lê cá và 1 khúc hành lên, cuộn chặt lại, xiên vào que. Khi nướng không nên để than cháy quá to, lật đều tay để cá không bị cháy
- Mắm nêm cho thêm chanh, đường, ớt, tỏi vào khuấy đều. Dọn cá ra đĩa, chấm kèm mắm nêm.
Canh tập tàng
Nguyên liệu
Tôm thẻ: 200g
Đọt bình bát: 100g
100g đọt chùm bao, 100g đọt chùm ruột, 100g rau dền, 100g mồng tơi, 100g bồ ngót, 100g măng tươi, 1 thìa súp hành tím băm; hạt nêm, dầu ăn, muối, tiêu
Cách làm
- Tôm thẻ lột vỏ, lấy chỉ lưng, bỏ đầu chừa đuôi, rửa sạch
- Đọt bình bát, chùm bao, chùm ruột, rau dền, mồng tơi, bồ ngót nhặt rửa sạch, để ráo nước. Măng tươi trụng sơ, xả nước lạnh. Tất cả cắt nhỏ vừa ăn
- Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tím với dầu ăn, cho vào nồi khoảng 1 lít nước, nêm ít muối, nấu cho thật sôi
- Đổ tôm lên thớt, trở cán dao đập mạnh cho mình tôm dẹp sau đó thả vào nồi, nêm hạt nêm, chờ nước sôi lại là được
- Rắc hạt tiêu lên trên mặt canh, ăn kèm với cơm nóng.
Nước kiwi hương chanh
Nguyên liệu
Kiwi: 4 trái
Đường phèn: 300g
Hương chanh: 1 gói
Nước lọc: 500ml
- Tôm thẻ lột vỏ, lấy chỉ lưng, bỏ đầu chừa đuôi, rửa sạch
- Đọt bình bát, chùm bao, chùm ruột, rau dền, mồng tơi, bồ ngót nhặt rửa sạch, để ráo nước. Măng tươi trụng sơ, xả nước lạnh. Tất cả cắt nhỏ vừa ăn
- Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tím với dầu ăn, cho vào nồi khoảng 1 lít nước, nêm ít muối, nấu cho thật sôi
- Đổ tôm lên thớt, trở cán dao đập mạnh cho mình tôm dẹp sau đó thả vào nồi, nêm hạt nêm, chờ nước sôi lại là được
- Rắc hạt tiêu lên trên mặt canh, ăn kèm với cơm nóng.
Nước kiwi hương chanh
Nguyên liệu
Kiwi: 4 trái
Đường phèn: 300g
Hương chanh: 1 gói
Nước lọc: 500ml
Cách làm
- Kiwi rửa sạch, cắt khoanh mỏng hoặc cắt hạt lựu tùy ý sau đó đem ướp với đường phèn
- Bắc nồi lên bếp, đun sôi 500ml nước lọc, khi thấy đường phèn hơi tan thì cho hỗn hợp vào đun sôi cho đường tan hết, vớt sạch bọt nhắc xuống
- Cho hỗn hợp vừa nấu ra ly sau đó cho hương chanh và đá bi vào khuấy đều, dùng lạnh.
- Kiwi rửa sạch, cắt khoanh mỏng hoặc cắt hạt lựu tùy ý sau đó đem ướp với đường phèn
- Bắc nồi lên bếp, đun sôi 500ml nước lọc, khi thấy đường phèn hơi tan thì cho hỗn hợp vào đun sôi cho đường tan hết, vớt sạch bọt nhắc xuống
- Cho hỗn hợp vừa nấu ra ly sau đó cho hương chanh và đá bi vào khuấy đều, dùng lạnh.
theo 24h.com.vn
Sưu tầm bởi : www.meovatcuocsong.blogspot.com
Posted in
MẸO VẶT NẤU NGON
Bài viết liên quan
Nếu bạn thích bài này thì hãy điền email để nhận bài đăng mới.
BÀI ĐĂNG NỔI BẬT
-
Hướng dẫn nuôi cá rồng - Arowana Theo văn hóa Trung Quốc, nuôi cá rồng đỏ trong nhà sẽ mang lại sự may mắn và thịnh vượng, chính vì thế m...
-
Nhiều người dùng vì ham rẻ mà mua nhầm iPhone 4 nhái . Loạt ảnh dưới đây giúp bạn so sánh iPhone 4 thật và giả. Hộp đựng điện thoại iPhone...
-
Đây là website chính thức do mr.Đông phát hiện ra http://www.pearsonlongman.com/newcuttingedge/ New Cutting Edge Elementary Student...
Bình luận
Nhãn
AFRICA
(1)
CÔNG NGHỆ
(15)
HỌC TIẾNG ANH
(11)
karaoke
(7)
kế toán
(1)
KINH DOANH
(2)
KỸ NĂNG
(6)
m
(3)
MẸO CHỮA BỆNH
(14)
MẸO VẶT BLOGGER
(100)
MẸO VẶT GIA ĐÌNH
(5)
MẸO VẶT GIAO TIẾP
(12)
MẸO VẶT HỌC HÀNH
(10)
MẸO VẶT KINH DOANH
(30)
MẸO VẶT LÀM ĐẸP
(57)
MẸO VẶT MÁY TÍNH
(49)
MẸO VẶT NẤU NGON
(41)
MẸO VẶT THÀNH CÔNG
(1)
MẸO VẶT TỔNG HỢP
(39)
PHẦN MỀM
(64)
Sức khỏe bà bầu
(6)
TEMPLATE
(72)
THỜI TRANG
(1)
THỦ THUẬT
(14)
TIN TỨC
(224)
TÌNH YÊU-GIỚI TÍNH
(7)
tiq
(1)
VIDEO HÀI
(1)
windows
(3)
Xem phim
(1)
0 nhận xét cho bài đăng này
Hãy để lại nhận xét nếu bạn thích bài đăng này